Chương trình học lớp 3-4 tuổi

 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
3 – 4 TUỔI
—*—
TÌNH CẢM –QUAN HỆ XÃ HỘI:
· Thích và có kỹ năng tự phục vụ:
· Tự vào bàn ăn và chỗ ngủ.Tự bưng ghế nhẹ nhàng. Tự bỏ
chén, muỗng, ly sau khi ăn vào xô theo từng loại nhẹ nhàng.
· Tự cất đồ dùng cá nhân: Giỏ xách, giày dép, ly đúng nơi quy
định.
· Xúc ăn, dọn dẹp đồ chơi, rửa tay, lau mặt, đi dép, cởi, mặc
quần áo, đội mũ với sự giúp đỡ của cô.
· Tự tin thoải mái trước đám đông, người lạ. Mạnh dạn xung
phong nhận nhiệm vụ khi được đề nghị.
· Vui tươi, hồn nhiên trong sinh hoạt, giao tiếp, trình diễn.
· Biết những điều không được làm.
· Biết cách đi lại trong nhà trường: Đi về bên phải trên hành
lang và khi lên xuống cầu thang. Ra vào lớp không chen lấn,
xô đẩy.
· Cảm nhận trạng thái xúc cảm của mọi người và biểu lộ tình
cảm phù hợp
· Cách cư xử đối với những người thân trong gia đình, bạn bè,
cô giáo, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ.
· Gọi người lớn giúp khi cần: Bị dơ, té, bị đau, mệt, ốm …
· Cầm, nhận đồ bằng 2 tay từ người lớn.
· Chơi hòa thuận và phối hợp hoạt động với bạn .
· Tuân theo một số nề nếp, qui tắc, qui định trong sinh hoạt:
chờ đến lượt, xếp hàng, giơ tay khi muốn nói trong giờ học..
· Giữ gìn đồ dùng chung trong lớp.
· Biết chơi 1 số trò chơi dân gian, nghe bài hát dân ca, đồng
dao, thích tham dự Lễ hội – sự kiện nơi bé sống: Tết, Trung
thu… .

· Nhận biết lá cờ Việt Nam. Tô đúng màu lá cờ.
NHẬN THỨC:
1.Cơ thể của bé:
· Nhận biết các giác quan và một số bộ phận cơ thể.
· Chức năng giác quan( giúp bé làm gì), biết giữ gìn cơ thể
bé sạch sẽ .
· Phân biệt bạn trai- bạn gái.
2.Bé và gia đình:
· Tên và tên thân mật ở nhà, tuổi, giới tính.
· Nhận ra mình trong gương, hình.
· Bé biết mình có thể tự làm và thích làm gì. Đồ chơi, trang
phục, món ăn yêu thích.
· Nhận ra đồ dùng cá nhân của mình.
· Tên từng thành viên trong gia đình- quan hệ với bé thế nào
(mẹ, ba, anh, chị, ông, bà).
· Biết biểu lộ tình cảm: ôm ấp, hôn, an ủi, … với người thân
trong gia đình.
· Bé có những hành động quan tâm, giúp đỡ : VD bưng
nước, lấy đồ cho cha mẹ, xếp đồ chơi để mẹ không phải
dọn….
3.Trường mầm non:
· Tên trường, lớp, cô giáo, một vài bạn .
· Biết tìm đường đến lớp mình khi đến trường.
· Công việc của cô. Bé làm gì để giảm nhẹ công việc cho cô.
· Yêu thích một số hoạt động trong trường mầm non.
4. Đồ dùng-đồ chơi:
· Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ
chơi
· Nhận biết một vài chất liệu: gỗ, giấy, nhựa, kim loại.
· Cảm nhận bề mặt nhẵn, gồ ghề, ráp.
5. Phương tiện giao thông( PTGT):
· Nhận biết, gọi tên một số phương tiện giao thông quen
thuộc. Biết các PTGT này thuộc loại PTGT đường gì? (Bộ,
thuỷ, hàng không…).
· Nhận biết đèn GT, ý nghĩa của các tín hiệu đèn xanh, đỏ,
vàng.
6. Động thực vật:
· Phân biệt rau, cây, hoa, quả. Thích cây cối.
· Điều kiện sống, nơi sống của cây, con è Quan sát cách
trồng, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa, con vật. Yêu thương thú
nuôi.
· Nhận biết con vật quen thuộc, đặc biệt thú nuôi với 1 vài
đặc điểm nổi bật ( chân, tai, cánh…), thức ăn, vận động
(bay, bơi, nhảy, chạy,bò). Bắt chước tiếng kêu của con vật.
Bắt chước vận động giống con vật.
· So sánh 2 con vật, cây, hoa, quả.
· Ích lợi của cây, con. Bóng mát, thức ăn, hoa đẹp…
· Cách ăn trái cây.
7. Môi trường:
· Nhận ra các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió
và ảnh hưởng của chúng đến sinh hoạt của bé.
· Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng.
· Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm. Phân biệt tối –
sáng => Sự khác biệt trong sinh hoạt của người,con vật, cây
cối.
· Nước có ở đâu. Nước mưa.
· Nước có thể hoà tan muối, đường. Nước không có màu.
· Phân biệt nước sạch-dơ.
· Ích lợi của nước với đời sống con người và cây cối, con vật:
uống, tắm, gội đầu, vệ sinh, tưới cây, giặt đồ…
· Nguồn sáng: mặt trời, đèn, nến.
· Nhật biết đất, đá, cát, sỏi và một vài đặc điểm, tính chất của
chúng. Bé chơi gì với cát, sỏi.
8. Toán:
· Đếm vẹt theo khả năng.
· Đếm khoảng 5 vật.
· Nhận biết 1 và nhiều.
· Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
· Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
· Xếp tương ứng: Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi tương ứng
cặp có mối liên quan.
· Nhận biết các đồ vật có đôi: giày, dép, vớ, đũa…
· Phân thành 2 nhóm theo 1-2 dấu hiệu.
· Xếp xen kẽ.
· So sánh 2 đối tượng về chiều cao, chiều dài, to nhỏ. Làm
quen các từ: cao hơn, dài hơn, to hơn.
· Nhận biết, gọi tên hình vuông, hình tam giác, hình tròn,
hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế (đồ
dùng, đồ chơi,…)
· Sử dụng các hình để chắp ghép thành hình mới.
· Nhận biết phía trên – phía dưới; phía trước – phía sau; tay
phải – tay trái của bản thân.
· Nhận biết, gọi tên các buổi: sáng, trưa, chiều, tối trong
ngày.
NGÔN NGỮ – GIAO TIẾP:
1. Nghe
:
· Các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau.
· Cảm nhận ngữ điệu khác nhau và ý nghĩa của nó (biểu lộ
tình cảm , mức độ quan trọng của thông điệp).
· Nghe hiểu lời nói trong giao tiếp.
· Hiểu các từ chỉ tên gọi người,vật, hành động, tính chất
(danh từ, động từ, tính từ, trạng từ).
· Nghe và làm theo yêu cầu có 1-2 lời chỉ dẫn.
· Nghe hiểu nội dung truyện, thơ, phù hợp với trẻ
· Văn hoá giao tiếp: Lắng nghe người khác nói, nghe để hiểu
rõ thông tin (yêu cầu, chỉ bảo..).
2. Nói:
· Phát âm rõ. Tập nói tròn câu
· Bắt chước ngữ điệu, nhịp, vần, giọng nói nhân vật trong
chuyện, thơ, đồng dao.
· Bày tỏ tình cảm, nhu cầu, ý nghĩ bằng lời nói rõ ràng.
· Biết trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì? Làm gì? Ở đâu?
Khi nào? Để làm gì? Giống gì, khác gì?
· Biết thể hiện cảm xúc, ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
phù hợp khi nói (gật, lắc,cười, vẫy tay….).
· Đọc thơ, ca dao, đồng dao.
· Kể lại sự việc nhìn thấy.
· Đóng vai theo lời dẫn chuyện của cô.
· Kể về đồ dùng, đồ chơi yêu thích, mô tả tranh ảnh.
· Văn hoá nói, giao tiếp: lễ phép (thưa, gửi khi xin phép, biết
xưng hô,…), mạnh dạn, điều chỉnh giọng phù hợp: không la
hét, nói quá to hay lí nhí,giơ tay trong giờ học khi muốn
nói, chờ tới lượt nói.
3. Chuẩn bị cho việc đọc, viết:
· Tư thế ngồi vẽ , tô màu, cầm bút đúng cách.
· Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống
(nhà vệ sinh, lối ra, nguy hiểm, cấm đi, …)
· Tiếp xúc với chữ viết thường xuyên qua xem và nghe cô
đọc các loại sách khác nhau.
· Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và giả vờ đọc
truyện, biết chỉ vào chữ, biết chỗ bắt đầu và kết thúc.
· Nhận biết bìa và các trang sách, chữ và hình minh hoạ.
· Giữ gìn sách cẩn thận: lấy, cất đúng quy định, cầm cẩn
thận, không quăng sách dưới đất.
THỂ CHẤT:
1. Dinh dưỡng:
· Nhận biết một số thực phẩm, thức ăn thông thường như:
Cơm, mỳ, sữa, trứng, thịt, cá, cà rốt, cà chua, rau , chuối,
dưa hấu, cam, đu đủ…
· Tập ăn rau và trái cây.
· Tập uống sữa hàng ngày.
· Biết các món hay ăn: cơm, canh, mặn, xào, chiên.
· Biết cách chế biến các loại thức uống đơn giản như: pha
nước chanh, pha sữa.
· Biết các bữa ăn trong ngày: sáng, trưa, xế, tối.
· Biết cần phải uống đủ nước.
· Liên quan giữa ăn uống và bệnh tật (ăn bẩn, uống nước
chưa nấu sôi….. bị đau bụng).
2. Sức khỏe:
v Vệ sinh cá nhân:
· Tập cách đánh răng, lau mặt.
· Tập rửa tay bằng xà phòng.
· Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
· Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể đối với sức khỏe.
· Vệ sinh môi trường: Vứt rác vào thùng rác, không nhổ bậy,
đi vệ sinh đúng chỗ (nhà vệ sinh, bô, bồn cầu). Tập rửa đồ
chơi.
· Tập xử dụng dụng cụ, thiết bị vệ sinh (bàn chải, xà phòng,
vòi nước, bồn cầu, khăn giấy..).
· Không đòi ăn hàng rong.
· Tập các thói quen tốt trong ăn uống: Tập ăn nhiều loại thực
phẩm khác nhau, tập nhai, tập xúc ăn, uống sữa thường
xuyên, uống nước sau khi ăn.
· Ra nắng biết đội nón, mặc áo đi mưa, mặc áo ấm khi trời
mưa, lạnh.
· Nhận biết một số biểu hiện khi ốm mệt: sốt, ho, đau họng,
buồn ói, nhức đầu, đau bụng, đau răng.

v Biết giữ an toàn cho bản thân:
· Nhận ra và tránh xa các vật nguy hiểm như: dao, kéo, ổ
điện, bếp nóng, quạt quay, bình nước sôi..
· Tránh các nơi nguy hiểm như: bếp, cống rãnh, ao, lu nước,
chỗ xe cộ ra vào, đường trơn…..
· Tránh các hành động nguy hiểm: chen lấn, xô đẩy khi lên
xuống cầu thang, leo trèo, đánh, cắn bạn,….
· Biết cách dùng đồ chơi, đồ dùng an toàn: không bỏ hạt, hột
nhỏ vào mũi, bưng ghế nhẹ nhàng cẩn thân,…
· Không thay quần áo trước mặt người khác giới.
3. Phát triển vận động:
· Rèn luyện các phẩm chất vận động: khéo, thăng bằng, dẻo
dai, nhanh nhẹn, tự tin, nhịp nhàng, phối hợp vận động với
nhạc – với tưởng tượng, phối hợp vận động nhóm bạn.
Vận động thô:
· Phát triển cơ bắp: ( Thể dục sáng, VĐ theo nhạc, bài tập
TD, trò chơi VĐ).
· Hít vào, thở ra qua trò chơi.
· Tay: đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên, gập và
duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
· Bụng: cúi về phía trước, quay sang trái, sang phải; nghiêng
người sang trái, sang phải.
· Chân: lần lượt từng chân bước lên phía trước, bước sang
ngang; ngồi xổm; đứng lên; bật tại chỗ.
Vận động cơ bản( đi- chạy- nhảy- bật-tung-ném-bắt-bò-trườntrèo):
· Đi, chạy, giữ thăng bằng:
· Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
· Đi, chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn.
· Đi, chạy làm theo người dẫn đầu.
· Đi trong đường hẹp.
· Đi kiễng gót.
· Đứng co 1 chân.
· Bật, nhảy: Bật về phía trước. Bật tại chỗ.
· Nhảy xa 20-25cm.
· Tung, ném bắt: Tung bóng, đập bóng, lăn bóng.
· Ném xa bằng 1 tay.
· Ném trúng đích bằng 1-2 tay.
· Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc.
· Bò: Bò, trườn theo hướng thẳng, Bò theo đường dích dắc,
Bò chui cổng, ống,…
· Trườn và trèo qua vật cản.
· Trèo, bước lên xuống bậc thang hoặc bục cao.
Vận động tinh, phối hợp mắt-tay:
· Xâu hạt, cài – cởi nút , kéo khoá, vo, miết, vặn, véo, gắn,
nối, thắt buộc dây, xé, dán, lắp ráp, xếp đặt (cách, khít cạnh
nhau), chồng lên nhau.
· Xử dụng muống, bàn chải, bút vẽ tô.
· Các động tác bàn và ngón tay: Gập, đan các ngón tay vào
nhau, quay ngón tay, cổ tay, xòe – nắm, nắm và đưa từng
ngón tay..
THẨM MỸ:
1. Cảm nhận và tạo dựng cái đẹp xung quanh
:
· Trẻ được sống trong môi trường đẹp: thiên nhiên, sân
vườn, , trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, quang cảnh ( bàn ăn,
trang trí lớp học….).
· Mong muốn tạo ra cái đẹp: xếp đồ gọn gàng, mặc trang
phục, chải tóc gọn gàng….
· Trẻ cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên. Yêu thiên nhiên
(cây, hoa, hồ cá….)
· Yêu thích đóng kịch, hát, múa,vẽ, nặn…
2. Phát triển kỹ năng âm nhạc-tạo hình:
· Nghe – phân biệt âm thanh đa dạng trong thiên nhiên, cuộc
sống (gió, mưa, xe cộ, đóng mở cửa….VD: kết hợp chuyện
kể)
· Nghe nhạc: Nghe bài hát,dân ca, nhạc không lời . Hát tự
nhiên.
· Biểu hiện cảm xúc khi nghe: động tác, nét mặt, vận động
theo một cách tự nhiên.
· Vận động theo nhạc: với dụng cụ gõ, bằng cơ thể (dậm
chân, vỗ tay, lắc, nhún, nhảy).
· Văn hóa thưởng thức nghệ thuật: giữ im lặng, vỗ tay tán
thưởng.
Vẽ, trang trí :
· Tiếp tục dạy cầm bút đúng.
· Vẽ theo mẫu, vẽ tự do theo trí tưởng tượng.
· Kỹ năng vẽ: nét thẳng dọc, nét ngang, nét cong khép kín.
· Xử dụng ngón tay, bàn tay vẽ, ịn.
· Xử dụng nguyên vật liệu tạo hình đa dạng: bút chì, sáp,
màu nước, nguyên liệu khác (thiên nhiên….)
· Chọn màu cho nền, hình.
· Tập bố cục (trái – phải, trên – dưới), kích thước cân đối.
· Tô màu hình: Tập tô bên trong hình, điều chỉnh không ra
ngoài, kín hình (xoay tròn, di bút chì màu)
· Nặn: nhào đất, ngắt miếng đất từ cục to, lăn dài, kéo dài,
vo tròn, miết, bóp, ấn bẹt, bẻ uốn cong, gắn.
· Xé: xé tự nhiên từ mảnh to thành nhỏ, xé vụn – dải dọc, vò
giấy, bóp giấy trong nắm tay.
· Dán: phết hồ vào mặt trái hình, dán hình có sẵn, dán vào vị
trí định sẵn, dán thêm trên hình nền